Khái niệm đàm phán trong giao dịch bất động sản - Bất động sản Thiên Minh Capital

Khái niệm đàm phán trong giao dịch bất động sản

Khái niệm đàm phán – Đàm phán trong giao dịch bất động sản

Khái niệm đàm phán xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực. Đối với Bất động sản, người môi giới cần nắm vững và thành thạo kỹ năng đàm phán và thương lượng. Đây là điều quyết định cho một giao dịch có thành công hay không.

Khái niệm đàm phán

Khái niệm đàm phán – Điều cần biết

Đàm phán – thương lượng là cuộc thảo luận giữa các bên trong quá trình giao dịch bất động sản. Thường đây sẽ là bước cuối cùng, quyết định cuộc giao dịch có thành công hay không. 

Mục đích của việc đàm phán nhằm giúp các bên đưa ra những thỏa thuận đem về nhiều lợi ích nhất cho mình. Đàm phán thành công khi điều kiện mỗi bên đưa ra có đầy đủ cơ sở, phù hợp và được các bên còn lại chấp thuận.

Một người môi giới giỏi sẽ là người có thể giúp cho thân của mình đàm phán thành công với nhiều lợi ích nhất có thể. 

Qua một cuộc đàm phán sẽ thể hiện được kiến thức, khả năng và năng lực của một người môi giới tuyệt vời.

 

Khái niệm đàm phán – Xác định vấn đề cần đàm phán

Hiểu rõ sản phẩm cũng như nhu cầu của các bên khách hàng giúp người môi giới xác định cần đàm phán những gì.

Các vấn đề cần đàm phán thông thường bất kỳ giao dịch nào cũng có như:

  • Vấn đề về giá bán
  • Vấn đề về tài sản đi kèm
  • Vấn đề về thuế chuyển nhượng
  • Vấn đề về lịch và cách thức thanh toán
  • Vấn đề về bàn giao nhà, tài sản

 

Khái niệm đàm phán – Xác định vấn đề cần thương lượng

Cuộc đàm phán không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát về tài sản, chắc chắn khách hàng sẽ có những khúc mắc. Những yếu tố nhỏ cũng có thể tác động đến việc đưa ra quyết định. Người môi giới trong quá trình đàm phán, nếu không nắm bắt được những vấn đề này cũng có thể khiến cuộc đàm phán không đúng như mong đợi. 

Những yếu tố có ảnh hưởng khiến các bên lưỡng lự, chần chừ quyết định thường là:

  • Vấn đề khớp giá cả
  • Vấn đề phong thủy
  • Vấn đề liên quan đến tiện ích xung quanh
  • Vấn đề về khu vực dân sinh
  • Vấn đề về thời gian thực hiện bàn giao, thủ tục liên quan

Đưa ra những thương lượng phù hợp, thỏa hiệp với các bên liên quan đến giao dịch một cách kịp thời, hợp lý sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi hơn.

 

Khái niệm đàm phán – Các phẩm chất của một nhà đàm phán

  • Tính cách : Một tính cách tốt còn quan trọng hơn một kiến thức tốt. Đây là yếu tố tạo ấn tượng đầu tiên để đối tác trong cuộc đàm phán có thể tin cậy, hài lòng.
  • Kiến thức về vấn đề chủ đạo : Yếu tố này luôn luôn được quan tâm. Việc người môi giới nắm vững kiến thức giúp tăng sự tự tin. Điều này đem đến sự an tâm cho những người tham gia đàm phán.
  • Khả năng tổ chức và sắp xếp thông tin : Đây là một phẩm chất hết sức quan trọng. Nó giúp cho người môi giới có thể lưu loát trong cuộc đàm phán. Lời nói dứt khoát sẽ khiến tâm lý những người tham gia đàm phán trở nên dễ bị thuyết phục hơn.
  • Hiểu biết về tâm lý con người : Năm bắt tâm lý các bên sẽ giúp người môi giới đưa ra những câu từ phù hợp. Phong cách ứng xử và những lời nói đánh đúng tâm lý sẽ giúp việc thuyết phục các bên thuận lợi hơn.
  • Khả năng tìm và tận dụng điểm yếu : Người đàm phán thường rất quan tâm sử dụng phương thức này để thăm dò sơ hở và sau đó tận dụng những thông tin khai thác được thành lợi thế của mình.

 

Đàm phán và thương lượng – Nên và không nên

Mỗi người môi giới đều được hướng dẫn và thực hành đàm phán thương lượng một cách bài bản. Nhưng tính cách mỗi người đều có sự khác biệt. Vì vậy, mỗi người cũng sẽ phải tìm ra cho mình phong cách đàm phán thương lượng phù hợp với mình.

Để chuẩn bị thật tốt cho cuộc đàm phán thương lượng, người môi giới cần phải:

  • Chuẩn bị nền tảng kiến thức thật tốt
  • Nắm rõ về sản phẩm của cuộc đàm phán
  • Hiểu rõ nhu cầu, tính cách cũng như những mối tác động ảnh hưởng đến các bên khách hàng của mình
  • Chuẩn bị những kịch bản có thể xảy ra để có cho mình tinh thần tốt nhất

Đó là những điều cơ bản nhất. Khi người môi giới có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự tự tin từ đó cũng tăng lên. Đây là yếu tố cần thiết để biến người môi giới thành người có đủ độ tin cậy đối với các bên tham gia cuộc đàm phán.

Bên cạnh đó, không ít nhà môi giới cũng sẽ gặp phải những rắc rối có thể ảnh hưởng đến kết quả đàm phán. Vì vậy, ít nhất những nhà môi giới cần chú ý tránh khỏi những rủi ro:

  • Nói năng không lưu loát. Đây là nhược điểm chí mạng nếu người môi giới chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu tự tin hoặc chưa hiểu rõ về khách hàng hoặc sản phẩm. Điều này khiến cho lời nói bị giảm đi độ tin cậy. Nó có thể khiến người nghe bất an và chần chừ trong việc đưa ra quyết định.
  • Dễ dàng chấp thuận đề nghị của một trong các bên tham gia. Trong một cuộc đàm phán, nếu quá dễ dàng chấp nhận và thỏa hiệp sẽ khiến các bên sinh ra nghi ngờ họ đang bị hớ hoặc mắc bẫy. Đây không phải dấu hiệu tốt cho một cuộc đàm phán đem lại lợi ích đều cho các bên.
  • Những đòn “tung hỏa mù” cũng dễ khiến các bên lọt bẫy. Việc hù dọa rằng nếu cuộc đàm phán không thuận lợi thì sẽ đi tìm đối tác khác là một chiêu bài hầu như ai cũng sử dụng. Nó luôn hiệu quả và dụ những người tâm lý yếu mắc bẫy buộc phải đưa ra quyết định. Một quyết định vội vàng chưa bao giờ là điều tốt. Đặc biệt khi tài sản giao dịch bất động sản luôn là một mặt hàng có giá trị rất cao.

Kết luận

Đàm phán, thương lượng, thuyết phục cần rèn luyện hàng ngày. Nhưng để vận dụng linh hoạt và hiệu quả cần phả nắm rõ tâm lý của người tham gia giao dịch. Không có các thương vụ đàm phán giống hệt nhau. Tuy nhiên các diễn biến tâm lý chung khá giống nhau trong việc ra quyết định. Người môi giới cần học hỏi, hiểu rõ khả năng bản thân và rèn luyện để nâng cao kỹ năng. Chuẩn bị nền tảng tốt và kỹ năng tốt sẽ giúp tỷ lệ thành công trong giao dịch tăng lên rất nhiều.

Xem thêm:

1 trong 5 kỹ năng quyết định thành công của môi giới nhà đất

Cách làm môi giới nhà đất mà không cần đầu tư nhiều tiền

 

Trả lời