KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ MÔI GIỚI BĐS - Bất động sản Thiên Minh Capital

KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ MÔI GIỚI BĐS

KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ MÔI GIỚI BĐS

Môi giới bất động sản (BĐS) vốn là một ngành nghề vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế, xã hội nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Tuy rằng là một nghề đang trên đà phát triển, nhưng vẫn là một ngành nghề mới mẻ, những người theo đuổi nó đều sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn của nghề môi giới BĐS này.

Khó khăn của nghề môi giới BĐS – Môi giới BĐS là gì?

Cho tới thời điểm hiện tại, đối với nhiều người, khái niệm môi giới BĐS vẫn còn khá mới mẻ. Thông thường khi nói đến người làm trung gian cho những giao dịch BĐS, chúng ta thường nghe gọi họ là cò đất, cò nhà, cò dự án. 

Thực tế, từ “cò” xuất phát từ việc gọi tắt từ mượn tiếng Pháp, chính là danh từ COMMISSIONNAIRE mang nghĩa người môi giới mua bán, người nhận mua bán giúp và sử dụng thêm một danh ngữ nữa là AGENT IMMOBILIER  để chỉ Môi giới nhà đất hay Môi giới Bất động sản nhằm phân biệt mức độ chuyên môn của họ.

Vậy thì môi giới BĐS có gì khác với “cò”, khi mà nghề này cũng đơn giản là những người trung gian giao dịch?

Khó khăn của nghề môi giới bđs
Khó khăn của nghề môi giới bđs

Khó khăn của nghề môi giới BĐS – Phân biệt khái niệm cò và môi giới

 

Môi giới BĐS Cò đất
Chứng chỉ hành nghề Bắt buộc 

  • Theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản 2014
Không cần thiết
Kiến thức chuyên môn, kỹ năng
  • Có đào tạo qua khóa học, trường lớp
  • Đầy đủ kiến thức chuyên môn, pháp lý liên quan, kỹ năng tư vấn, làm việc chuyên nghiệp
  • Thông thường kiến thức, kỹ năng có được nhờ kinh nghiệm, thiếu sự bài bản
Trách nhiệm
  • Công việc lâu dài, gắn bó
  • Làm việc theo công ty, tổ chức hợp pháp, đảm bảo uy tín, được luật pháp bảo vệ
  • Bắt buộc phải được đào tạo
  • Đảm bảo Giấy tờ, chứng nhận, chứng chỉ hành nghề
  • Tự phát, thiếu tính ổn định
  • Làm việc tự do theo từng cá nhân
  • Thường thiếu đi  ràng buộc sau hoàn tất giao dịch
Các dịch vụ đi kèm
  • Hỗ trợ tư vấn đầu tư, xây dựng
  • Tư vấn vay ngân hàng
  • Tư vấn pháp lý, hoàn thành toàn bộ thủ tục pháp lý liên quan đến sang nhượng
  • Chăm sóc sau giao dịch, tư vấn thêm, theo sát khách hàng nếu có thêm nhu cầu đầu tư thêm trong lĩnh vực bất động sản
Thông thường chỉ dừng lại ở việc kết nối giữa các bên giao dịch cho đến khi ký kết hợp đồng.

 

Khó khăn của nghề môi giới BĐS – Những khó khăn mọi môi giới đều gặp phải

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những khó khăn riêng. Và môi giới cũng có những khó khăn đặc thù của nghề.

  • Tính cạnh tranh

Môi giới BĐS hiện tại đang được xem là một trong những nghề đem lại thu nhập khủng. Đa phần những người làm môi giới tại công ty, tổ chức đều không có mức lương cứng theo tháng cố định. Mọi thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và bản lĩnh của người làm môi giới. Một người làm môi giới giỏi có thể đạt đến mức thu nhập trung bình trên 3 tỷ đồng một năm, còn một người môi giới làm tốt nhiệm vụ, cũng có thể đạt đến thu nhập không dưới 1 tỷ một năm.

Ngoài ra, làm môi giới BĐS bản chất không yêu cầu bằng cấp, người làm môi giới khi vào công ty đều sẽ được đào tạo và sát hạch lại từ đầu toàn bộ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Chính vì những đặc điểm này mà số lượng người tham gia chuyển sang học và làm môi giới ngày càng nhiều. Khách hàng từ đó cũng có thêm nhiều lựa chọn người môi giới hỗ trợ giao dịch của mình hơn. Muốn giữ được người khách hàng, người môi giới cần phải cạnh tranh với nhiều môi giới khác để thể hiện năng lực của mình, để trở thành lựa chọn tốt nhất dành cho khách hàng. Với cường độ áp lực như vậy, nếu không giữ vững tinh thần và có sự kiên trì, chủ động nâng cấp giá trị bản thân, người môi giới sẽ khó lòng trụ vững được với nghề.

Khó khăn của nghề môi giới bđs

  • Người dẫn dắt có khả năng

Là một ngành nghề cũng được xem là mới nổi lên gần đây, và đang trở nên nóng sốt. Nhưng môi giới BĐS vì vậy mà chưa thực sự có nhiều khóa đào tạo chất lượng. Cũng như những người chuyên gia có tâm huyết với nghề sẵn sàng dẫn dắt người mới bước chân vào nghề. 

Mỗi người mới bắt đầu sẽ luôn cần tìm cho mình một người sẵn sàng hướng dẫn. Chỉ dắt người mới bước chân vào nghề những phương pháp làm việc. Những kinh nghiệm được đúc kết lại bởi những lớp người đi trước; cũng như truyền lửa, truyền nhiệt huyết và đam mê với nghề.

  • Định kiến xã hội

Thời thế hiện tại tuy đã có nhiều sự biến chuyển nhưng lứa khách hàng hiện tại của những người làm môi giới vẫn nằm phần lớn trong nhóm người lớn tuổi, có sẵn những định kiến về nghề môi giới.

Với việc nhiều kẻ gian lợi dụng những điểm hở của luật pháp cũng như lòng tin của khách hàng để trục lợi cho bản thân. Trong tư tưởng chung của phần lớn người Việt Nam vẫn đánh giá nghề môi giới rất thấp; kèm theo những ý niệm tiêu cực về ngành nghề này. 

Điều này gây khó khăn không chỉ trong việc tìm kiếm khách hàng. Mà đối với nhiều người môi giới, đây cũng là điều gây nên áp lực tinh thần rất lớn mà họ cần vượt qua. Bởi những định kiến từ chính những người thân xung quanh mình. 

Để làm được một nhà môi giới thì người ấy cần phải có một tinh thần quyết tâm, tập trung cực kỳ cao độ.

  • Kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần được trau dồi

Sự hiểu biết và kiến thức sẽ giúp cho bất kỳ ai có được thành công trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, đối với người môi giới thì áp lực này cũng tăng lên thêm một bậc nữa. Khi mà họ phải vận dụng toàn bộ kiến thức; kỹ năng để phục vụ những vị khách hàng đang cần giao dịch những tài sản có giá trị rất lớn, từ vài tỷ đồng lên tới hàng trăm tỷ đồng. 

Không chỉ có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Để có thể cạnh tranh với những người đồng nghiệp; cũng như đối thủ của mình. Người môi giới còn phải có hiểu biết với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phong thủy, tới văn hóa, xã hội,… để có thể tiếp cận và chăm sóc khách hàng của mình một cách tốt nhất.

  • Tài chính

Như được đề cập phía trên, phần lớn những người làm môi giới đều không có lương cứng cố định hàng tháng, không có tính ổn định. Vì vậy, nếu trong quá trình làm việc có sự cố xảy ra, dẫn đến thời gian dài không đạt được hợp đồng, cũng như không có thu nhập thì áp lực về tài chính, cuộc sống đối với họ càng trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt, khi họ muốn tiếp cận với nguồn hàng cũng như nhiều khách hàng, thì việc đầu tư cho các chi phí quảng cáo, đi lại, khảo sát cũng như tiếp khách cũng cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng nếu không muốn rơi vào tình trạng khó khăn.

Kết luận

Mỗi nghề mỗi khó khăn. Môi giới bất động sản cũng không phải ngoại lệ.

Nếu bạn có sự yêu thích với nghề môi giới, bạn sẽ cần chuẩn bị cho mình những hành trang thật kỹ lưỡng, cùng với một tinh thần làm việc nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng chịu áp lực cao, cũng như một tinh thần dẻo dai để gắn bó với nó

Khóa học bất động sản có thực sự cần thiết như đồn đại?

5 lí do bạn nên tham gia khóa học bất động sản?

7 phương pháp định giá BĐS thông dụng

Trả lời