Mức thu nhập thật sự của nhân viên bất động sản là bao nhiêu? - Bất động sản Thiên Minh Capital

Mức thu nhập thật sự của nhân viên bất động sản là bao nhiêu?

Nhân viên bất động sản – Mức thu nhập thật sự là bao nhiêu?

Nhân viên bất động sản luôn được gắn với mác thu nhập cao, lắm tiền, nhanh giàu, v.v… Vậy thực hư câu chuyện này là thế nào?

Nhân viên bất động sản – Nghề mới nổi?

Thực ra thì không hẳn.
Trước nay, từ rất lâu ta đã biết đến cò đất. Là những “tay chuyên lừa đảo” tiền bạc của những người mua nhà, mua đất thiếu kinh nghiệm. Mang tiếng trung gian, ăn hoa hồng cắt cổ dân lành.

Nhưng nói đi cũng cần nói lại. Mấy “tay cò đất” đó phải chạy đôn chạy đáo để thu thập thông tin. Cũng bỏ công bỏ sức để mà làm cầu nối giữa người mua người bán chứ không phải ngồi rung đùi là có tiền. Một chút hoa hồng cũng là phần phí họ nên có được. Tùy phần ít hay nhiều, do họ và khách hàng thỏa thuận với nhau. 

Chẳng qua là thời đại công nghệ chưa phát triển mạnh mẽ. Thông tin cũng chưa tràn ngập và dễ tìm như hiện nay, thì những kẻ tham lam có thể lợi dụng lòng tin để dễ dàng kiếm tiền từ túi người khác. 

Thời thế hiện nay đã thay đổi. Nhu cầu liên quan đến mua bán nhà, đất, dự án ngày càng tăng cao.

Lại còn là thời kỳ mở cửa chào đón phong cách làm việc, giao dịch quốc tế. Với tất cả những điều kiện phát triển như vậy, ngày nay “cò đất” đã không còn là “nghề” phổ biến nữa. Thay vào đó, là “môi giới hay nhân viên bất động sản”. 

Với bản chất cũng là những người trung gian, những người môi giới cũng còn được hiểu là cò. Nhưng khác với cái tiếng “lừa đảo” khi xưa, môi giới ngày nay đã mang cho mình một phong cách khác. Chuyên nghiệp hơn. Làm việc minh bạch hơn. Đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Và đã được nhìn nhận theo ý nghĩa đúng của cái nghề “dâu trăm họ” này.

 

Nhân viên bất động sản làm những gì?

Ở bài viết “Cò đất VS môi giới nhà đất” chúng ta có thể biết được những khái niệm và điểm khác biệt của hai cách gọi này. 

Nhưng để tóm gọn lại, bỏ qua khái niệm chính xác theo con chữ nguồn gốc, ta cũng có thể phân biệt thông qua quy trình làm việc của họ.

Nói đơn giản, cả cò đất và môi giới đều là những người trung gian, cầu nối trong một giao dịch bất động sản. Nói cách khác là giao dịch mua bán nhà cửa, đất đai, hoặc dự án nhà đất, căn hộ nào đó. 

Còn về điểm khác?

Theo đúng khái niệm quốc tế, thì cò đất sẽ thường dừng lại ở khâu giao dịch xuống tiền. Khi giao dịch diễn ra, hai bên mua và bán hoàn tất cọc, cò đất sẽ lấy phí hoa hồng theo thỏa thuận từ trước rồi kết thúc phần việc của mình. Họ sẽ tập trung vào việc làm thế nào để giao dịch thuận lợi diễn ra. Thường họ cũng chỉ tư vấn về sản phẩm (bất động sản) chứ không tư vấn những vấn đề khác.

Còn môi giới vẫn sẽ tiếp tục đồng hành với khách hàng cho đến tận khâu hoàn tất thủ tục chuyển nhượng tài sản. Với kiến thức và sự đào tạo bài bản, người môi giới còn cần phải tư vấn cho khách hàng nhiều vấn đề khác. Từ phân bổ tài chính phù hợp, tư vấn vay ngân hàng, v.v.. để có kế hoạch chi trả cho tài sản, hoặc đầu tư một cách hiệu quả. Cho tới tư vấn pháp lý, luật pháp liên quan tới nhà đất. Đôi khi họ cũng nhận trách nhiệm làm thủ tục hành chính cho việc chuyển nhượng nhà đất suôn sẻ.

Tuy nhiên, ở Việt Nam thời điểm hiện tại thì cũng chưa rạch ròi vấn đề này.

Công việc của cò đất hay môi giới thì cũng là tư vấn, hỗ trợ khách hàng từ A – Z. Từ dắt đi xem nhà, xem đất, tới đàm phán giao dịch, rồi tư vấn đầu tư, tài chính hợp lý, cho đến khi xong hết thủ tục mới thôi. 

chung chi moi gioi bds

Nhân viên bất động sản và thu nhập

Thông thường, người môi giới, hay cò đều không có lương cứng. Không nói tới việc hành nghề tự do. Kể cả khi làm việc trong một công ty, doanh nghiệp thì lương cứng cũng là câu chuyện hiếm thấy. Trừ phi môi giới ấy làm việc tại một tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lớn với tiềm lực mạnh. 

Không có lương cứng thì tại sao môi giới vẫn là nghề được nhiều người theo đuổi?

Có thể thấy trong thời điểm hiện nay, không ít người nhảy việc lựa chọn làm nghề môi giới. Bất chấp câu chuyện lương cứng không có. Điều này đồng nghĩa với việc không có sự ổn định về tài chính. 

Tuy vậy, thu nhập lại là câu chuyện khác. 

Thông thường, một giao dịch BĐS diễn ra, người môi giới trung gian có thể nhận được mức phí không dưới 1 – 2%/giá trị hợp đồng giao dịch. Thậm chí nhiều hơn thế, với điều kiện phần phí này phải được sự đồng thuận giữa môi giới và khách hàng của mình một cách minh bạch dựa trên hợp đồng hợp tác. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả môi giới lẫn khách hàng. Tránh mâu thuẫn và xung đột trong tương lai.

Và chúng ta đã biết, bất động sản là những sản phẩm có giá trị rất cao. Đặc biệt là tại những thành phố lớn đang phát triển. Vì vậy, 1 – 2% cũng là con số rất lớn.

Khi giao dịch thành công hoàn tất, người môi giới có thể nhận ngay được khoản phí lớn này về tay. 

Dường như đây là lý do chính khiến nhiều người theo đuổi nghề đến vậy.

Xem thêm:

3 tố chất chứng tỏ bạn phù hợp làm nghề bất động sản

Trở thành môi giới BĐS thành công với khóa đào taọ bất động sản

Nhân viên bất động sản có dễ làm, dễ giàu?

Đôi khi, ta có thể bắt gặp một vài người cho rằng: “Ôi, làm cò giàu lắm.”, hay cũng có thể là: “Làm cò thôi mà, đâu có khó gì.”

Nhưng thực tế thì sao?

Để làm một người môi giới đúng nghĩa (hoặc cò đúng nghĩa), người môi giới phải học. Học rất nhiều. Học đến mức không ít khách hàng mua bán nhà, hay những nhà đầu tư sành sỏi gọi môi giới là những “bách toàn thư sống”. 

Họ không chỉ cần học kiến thức chuyên môn là xong. Không chỉ học nhớ đường, nhớ đôi ba căn nhà đẹp đẹp để dắt khách đi xem là được. Cũng không chỉ học đôi ba câu chào hàng mà khách xuống tiền ngay.

Thời đại công nghệ phát triển, khách hàng hay nhà đầu tư hoàn toàn có thể tự mình tìm kiếm thông tin. Cũng có thể tự mình lên lịch gặp mặt, trao đổi giao dịch. Và lúc này, nhà nước cũng tạo điều kiện để dân làm thủ tục hành chính một cách dễ dàng hơn xưa, khách hàng hoàn toàn có thể tự mình lo liệu công việc này. 

Để có được giá trị trong mắt khách hàng, người môi giới cần nhiều hơn thế.

Kiến thức ngành nghề là tất yếu. Môi giới còn cần phải có hiểu biết thị trường, hiểu biết tài chính và đầu tư. Đặc biệt phải sành sỏi pháp lý. Tất cả là để phục vụ khách hàng của mình, có thể tư vấn cho khách hàng một cách toàn diện. Từ đó, khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc cho công cuộc mua bán nhà đất này. 

Cân đo đong đếm lợi hại giữa việc chọn người môi giới hay tự mình làm từ A – Z, phải có giá trị khác biệt, khách hàng mới chọn người môi giới. 

Chưa kể đến, lượng môi giới ngày càng nhiều. Người môi giới giỏi cần phải có kỹ năng tốt, có cho mình nền tảng tốt mới có đủ sức cạnh tranh. Bởi, khách hàng sẽ luôn chọn người môi giới phù hợp nhất cho mình, chứ không phải vơ đại ai cũng được.

Vậy nên, làm môi giới không hề dễ làm.

chứng chỉ môi giới bds hcm

Thế còn dễ giàu?

Đây cũng là một lầm tưởng mà nhiều người gặp phải. 

Nhà đất không phải là mớ rau, con cá. Cũng không phải chiếc điện thoại hay một chiếc ti vi. Không phải ngày nào cũng có thể chốt hợp đồng, chốt giao dịch xoành xoạch được. Người môi giới cần học, cần làm rất nhiều thứ. Một giao dịch muốn diễn ra thì cần một quá trình. Từ khảo sát, tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Sau đó giới thiệu với khách hàng hình ảnh để khách lựa chọn. Rồi dắt khách đi xem. Đôi khi xem tới xem lui nhiều nhà, nhiều đất khác nhau khách may ra mới ưng được một chỗ. Khách ưng rồi mới gặp chủ để đàm phán, thương lượng. Sau đó, nếu không có vấn đề hay tranh cãi gì thì mới có thể xuống tiền cọc. Rồi hoàn thành chuyển nhượng và rồi mới hoàn tất giao dịch.

Đấy là khi giao dịch diễn ra thuận lợi

Còn không, chỉ cần một sơ suất nào đó, hoặc một thỏa thuận nhỏ nào không đạt được, giao dịch có thể sẽ bị hủy bỏ. Thậm chí, có lúc giao dịch đã cọc tiền xong xuôi rồi, mà sự cố phát sinh khách cũng có thể bỏ cọc hủy giao dịch. 

Nhưng tất cả điều này chỉ xảy đến khi có cơ hội, có khách hàng để mà giao dịch.

Đôi khi, người môi giới có thể mất hàng tháng trời để tìm kiếm, chăm sóc khách hàng. Mà như vậy còn chưa chắc là sẽ có thể làm được hợp đồng. Bởi đặc tính của mua bán nhà đất không phải cứ có khách là có giao dịch. Nhiều người tìm kiếm nhà trước cả năm trời mới bắt đầu tính đến chuyện mua bán là chuyện thường tình.

Môi giới, hay nhân viên bất động sảncần phải có sự chuẩn bị và kế hoạch tài chính lâu dài, cẩn trọng thì mới có thể bám trụ với nghề. 

Vậy nên, những nhà môi giới lão làng, những chuyên gia mới chia sẻ kinh nghiệm cho những người đi sau từ những trải nghiệm xương máu. Rằng, đừng vội vui mừng khi có thể chốt được 2 – 3 cái hợp đồng cùng lúc. Đừng thấy nhận về cục tiền lớn mà vội vung tay quá trán trong chi tiêu. Cần phải có kế hoạch, có tích trữ và nếu có thể, cần phải có khoản tiết kiệm, hay đầu tư để phòng hờ. Nếu không, sự cố xảy ra, hoặc thời gian dài không có được giao dịch mới thì sẽ trở thành thảm họa.

 

Kết lại

Nhân viên bất động sản với thu nhập cao là chuyện hoàn toàn có thật. Nhưng cái thật ấy là chưa trọn vẹn. Để có thu nhập cao và duy trì tài chính ổn định, người môi giới cần có sự chuẩn bị, học hỏi rất nhiều. Đầu tiên là để cạnh tranh trong công việc. Thứ là để có kế hoạch dài hạn và con đường đi chắc chắn cho mình. Và cũng là để có thể phát triển bản thân, chuẩn bị nền tảng vững chắc trong tương lai. 

Có thể bạn quan tâm:

Khó khăn của nghề môi giới BĐS

Thu nhập từ việc làm sales BĐS có thực sự khủng?

Thử sức 30 ngày làm môi giới nhà đất bắt đầu từ số 0

Trả lời