Quy trình mua bán nhà đất khi đã có sổ đỏ - Bất động sản Thiên Minh Capital

Quy trình mua bán nhà đất khi đã có sổ đỏ

Quy trình mua bán nhà đất khi đã có sổ đỏ
Bạn đang tìm hiểu về các thủ tục khi mua bán, chuyển nhượng nhà phố khi đã có sổ đỏ. Vậy thì quy trình dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về Quy trình mua bán nhà đất khi đã có sổ đỏ (cập nhật 2021). Để bạn có thể nắm được quy trình để có sự chuẩn bị kỹ lương và hoàn thành suôn sẻ nhé.

 

Quy trình mua bán nhà đất

1. Quy trình mua bán nhà đất – Nhận đặt cọc:

Hợp đồng đặt cọc là công đoạn đầu tiên trong giao dịch mua bán nhà đất do 2 bên ký kết với nhau. Hợp đồng đặt cọc mua nhà gồm các điều khoản do các bên thỏa thuận về số tiền đặt cọc, thời hạn đặt cọc, quyền và nghĩa vụ. Việc tiến hành đặt cọc nhà đất nhằm đảm bảo các thỏa thuận đã thương lượng trước đó. Giúp cho quá trình giao dịch trở nên thuận lợi hơn. Trong trường hợp không đáng có xảy ra, hợp đồng sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Các vấn đề cần lưu ý:

Khi nhận tiền cọc nên ghi rõ trong hợp đồng: nhận tiền mặt hay chuyển khoản. Nếu tiền mặt cần có giấy tờ viết tay và chữ kỹ của 2 bên. Với trường hợp chuyển thì cần lưu lại thông tin của giao dịch.
  • Cần kiểm tra kỹ các thông tin trên hợp đồng cọc có chính xác không? ( Thông tin người bán/mua, số CMND, thông tin về thửa đất…)
  • Đối với người mua cần yêu cầu được xem bản gốc của Sổ hồng/sổ đỏ. Kiểm tra tất cả các trang trên sổ, đối chiếu thông tin về người sở hữu với CMND của người bán xem có đúng chính chủ không.
  • Thỏa thuận thống nhất các chi phí liên quan giao dịch ai là người chịu: Thuế trước bạ, Thuế TNCN, chi phí dịch vụ sang tên (nếu có)…và ai là người chịu trách nhiệm đi sang tên.
  • Thời gian ra công chứng Hợp đồng mua bán (thông thường là 30 ngày kế từ ngày ký HĐ nhận cọc). Địa điểm Văn phòng Công chứng.
Khi bạn mua bán nhà thông qua môi giới thì không cần phải chuẩn bị trước. Thông thường môi giới chuyên nghiệp sẽ có sẵn mẫu hợp đồng đặt cọc. Bạn sẽ không phải lo ngại nhiều về các loại giấy tờ; thủ tục; pháp lý vì môi giới là người có chuyên môn trong việc này. Tránh được những sai sót kể cả là nhỏ nhặt nhất và giải quyết kịp thời khi pháp sinh vấn đề.

2. Quy trình mua bán nhà đất – Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Quy trình mua bán nhà đất

Các hồ sơ cần thiết khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

– Đối với bên Bán: CMND (Căn cước) của cả vợ và chồng (nếu đã kết hôn), Bản chính sổ hồng/sổ đỏ, bản chính Giấy chứng nhận độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn, bản chính hộ khẩu của vợ và chồng (nếu đã kết hôn), rinh theo vợ/chồng (nếu đã kết hôn) hoặc trường hợp vợ/chồng vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền mua bán công chứng trước đó….
– Đối với bên Mua: CMND (Căn cước), hộ khẩu người mua. Chỉ cần vợ hoặc chồng hoặc cả 2 cùng đứng tên. Tiền mặt hoặc tiền trong ngân hàng.

Bước 1: Đưa tất cả hồ sơ cho nhân viên phòng công chứng để soạn thảo hơp đồng mua bán (thường là có mẫu sẵn, chỉ thay đổi một số thông tin). Nhân viên công chứng sẽ đưa dự thảo hợp đồng mua bán cho Bên bán; và Bên mua cùng xem, nếu thống nhất thì sẽ in ra 3 bản. Mỗi bên sẽ ký nháy vào từng trang, trang cuối sẽ ký tên; và ghi rõ “Tôi đã đọc, hiểu rõ và đồng ý. Các bên lăn tay.

Bước 2: Nhân viên công chứng sẽ photo các hồ sơ liên quan và chuyển toàn bộ hồ sơ gốc; hợp đồng mua bán đã ký qua cho Công chứng viên ký tên. Lúc này Công chứng viên sẽ hỏi vài câu hỏi với 2 bên. Ví dụ “ cho xem mặt”; “ anh/chị công chứng cái gi?”; “ đọc Tên, ngày tháng năm sinh”; “ hai bên đã hoàn tất giao dịch tiền chưa?”
Bước 3: Sau khi Công chứng viên ký vào trang cuối của Hợp đồng mua bán, nhân viên công chứng sẽ trả lại toàn bộ hồ sơ gốc cho 2 bên; và chuyển hợp đồng mua bán đã ký sang cho phòng đóng dấu phát hành. Đóng lệ phí trước khi đóng dấu.

Các điều cần lưu ý

– Bên mua: cần kiểm tra kỹ thông tin về bên bán; và bên mua. Thông tin trên hợp đồng mua bán có chính xác không.
Sau khi thanh toán toàn bộ số tiền cần lấy: 1 bản Hợp đồng mua bán gốc; 3 hoặc 4 bản sao y công chứng hợp đồng mua bán; bản chính sổ hồng/sổ đỏ của nhà.
Tuyệt đối ko giao bất kỳ ai nếu ko tin tưởng. Chỉ chuyển tiền khi giao dịch mua bán được đảm bảo thực hiện. Trong trường hợp giao dịch vụ làm giấy tờ thì cần có biên nhận; giấy ủy quyền cho người làm dịch vụ (trong đó có thông tin về họ tên đầy đủ; CMND của người đó, dịch vụ yêu cầu, giấy tờ bàn giao)
– Bên bán: trong trường hợp chưa nhận được đầy đủ số tiền còn lại. Yêu cầu Công chứng viên chưa được phát hành Hợp đồng mua bán cho đến khi thông báo đã thực hiện xong giao dịch chuyển tiền. Sau khi hoàn tất việc công chứng mua bán; làm biên bản bàn giao các hồ sơ cần thiết cho bên mua để thực hiện thủ tục sang tên (bản chính sổ hồng/sổ đỏ). Trong trường hợp nhận tiền mặt thì nên nhận tại ngân hàng hoặc liên hệ trước với ngân hàng (nơi có tài khoản) cử nhân viên hỗ trợ việc kiểm đếm; nhận diện tiền thật/giả (để nhận hỗ trợ này bạn phải đồng ý mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng có thời hạn, vài ngày muốn thì tất toán cũng được..kệ).
– Trong trường hợp bên bán chịu thuế Thu nhập cá nhân; và phí làm giấy tờ thì bên mua có thể đề xuất giữ lại số tiền ước tính cho đến khi hoàn tất việc đóng thuế (có biên lai).

3. Nộp hồ sơ vào Phòng một cửa ( VP Đăng Ký Đất Đai).

  • Chọn ô giải quyết thủ tục sang nhượng, chờ gọi số rồi đưa hợp đồng công chứng và sổ gốc, nhận về 1 phiếu biên nhận, có ghi rõ ngày lên nộp thuế.
  • Lên lại phòng 1 cửa, vào ô đóng thuế đưa biên nhận, sẽ nhận lại một bản kê khai thuế, qua ngân hàng đóng xong, quay trở lại nộp vào, nếu có sổ rồi thì sẽ được nhận luôn, chưa thì sẽ có giấy hẹn.
  • Nhận sổ thường sau 21 ngày.
Một số địa phương khác có yêu cầu khác như trích lục địa chính, người mua phải cả vợ và chồng cùng đứng tên.

Trả lời